Gạch Block là gì? Loại gạch này có ưu nhược điểm ra sao, nó được ứng dụng cho loại công trình nào, … là những thắc mắc mà nhiều người đang quan tâm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gạch xây dựng, ốp lát, và thiết bị vệ sinh KITTO sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn chi tiết về ‘tất tần tật’ các thông tin về loại gạch block này. Cùng theo dõi nhé qua bài viết dưới đây nhé!.
1. Gạch block là gì?
Gạch block là loại gạch không nung. Nó được sản xuất bởi đá mi, cát, xi măng, xỉ than và chất kết dính. Sau khi trộn đều những nguyên liệu này cùng độ nước nhất định sẽ cho vào khuôn gạch. Sử dụng nhiệt năng từ ánh sáng mặt trời để sấy khô. Sau đó được bảo dưỡng để tăng cường độ bền và khả năng chịu lực cùng tính thẩm mỹ.
Tuy là một loại gạch không nung, tuy nhiên khác với những loại gạch khác gạch block có độ bền cao hơn nhờ chủ yếu sử dụng 2 nguyên liệu chính:
Đá mi hay còn gọi là đá mạt: Đây là nguyên liệu chiếm 80% trong tất cả các nguyên liệu làm ra 1 viên gạch block. Đá này có giá thành khá rẻ bởi nó phổ biến tại nhiều nước và dễ tìm mua.
Tro bay hay xỉ than: Đây cũng là nguyên liệu quan trong. Nó giúp gia tăng độ cứng và bền cho gạch. Nó cũng là nguyên liệu có trữ lượng lớn nên thuận tiện cho việc cung cấp nguồn nguyên liệu.
Ngoài ra, độ bền và độ cứng của gạch block còn phụ thuộc vào độ nén và độ rung khi sản xuất. Gạch block có cường độ chịu lực lên tới 80kg/cm2 và tỷ trọng trên 1900kg/m3. Bởi thế thường được sử dụng cho những công trình lớn hoặc công trình cần chịu lực tốt.
2. Ứng dụng của gạch block
Với kết cấu vững chắc gạch block đáp ứng được các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, phương pháp thi công, môi trường, … và được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng hiện nay. Không những thế, đối với những công trình lớn, việc sử dụng gạch block sẽ làm tăng khả năng đối trọng cực tốt, khiến tòa nhà thêm phần vững chắc và an toàn.
Cụ thể, những loại công trình được thường sử dụng gạch block gồm:
Các công trình nhà phố, nhà chung cư nhà cao tầng
Các công trình dưới lòng đất như: cầu chui, hầm, …
Các công trình cảnh quan như: vỉa hè. Đường phố, sân bãi, sân nhà, ..
Những loại dự án xây dựng trên các khu đất không tốt dễ sụt lún như bờ sông,…
Ngoài ra, gạch block cũng được ứng dụng để bó gốc cây hoặc trải thảm cỏ, trang trí khuôn viên sân vườn thêm phần đẹp hơn.
3. Phân loại gạch block
Tùy vào công dụng người ta phân loại gạch block thành 4 loại chính:
- Gạch block xây dựng: Là gạch dùng trong việc xây dựng tường công trình nhà ở, xây tường bao, … Loại gạch này có độ bền cao, thường được thiết kế đặc ruột hoặc rỗng ruột, và có kích thước đa dạng. Tùy vào công trình lớn nhỏ thợ xây sẽ lựa chọn loại gạch phù hợp.
- Gạch block lát nền: Đây là dòng gạch có kích thước dát mỏng, thường được sản xuất thành hình vuông hoặc hình chữ nhật. Được sử dụng để ốp lát nền vỉa hè giúp không gian sạch sẽ, hoặc trang trí sân vườn để tăng thêm tính thẩm mỹ.
- Gạch block trồng cỏ: Hình dạng gạch này được thiết kế có 1 lỗ ở giữa sao cho phù hợp với việc trông cây, cỏ, hoa,… Vừa tạo cảnh quan, vừa giúp bảo vệ cây một cách hiệu quả.
- Gạch viền trang trí: Đây là loại gạch có tính thẩm mỹ cao nhất, được chế tác thành nhiều hình dạng khác nhau và hoa văn đa dạng. Thường được dùng trong các công trình trang trí hành lang, cổng chào, …
4. Ưu và nhược điểm của gạch block
4.1 Ưu điểm của gạch block là gì?
Ưu điểm của gạch block được hình thành từ quá trình sản xuất. Cụ thể:
- Được ép khuôn với độ nén cao bởi máy thủy lực, nên gạch block có độ bền cực kỳ cao, và có khả năng chịu lực rất tốt. Do đó đảm bảo độ bền cho công trình trước những tác động từ bên ngoài.
- Gạch có khả năng cách nhiệt tốt nên tăng khả năng chống hỏa hoạn cho công trình. Giúp cho công trình nhà ở luôn trong tình trạng mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Bên cạnh đó gạch block cũng có khả năng chống thấm rất tốt giúp bảo vệ ngôi nhà không bị ẩm thấp.
- Gạch có kích cỡ đa dạng phù hợp với nhiều công trình. Đảm bảo độ chuẩn xác về mặt kích thước và các tiêu chí về kỹ thuật. Từ đó tăng cường hiệu quả trong xây dựng và chất lượng công trình, giảm thiểu các vật liệu như bê tông cốt thép đồng thời tiết kiệm chi phí.
- Kích thước lớn hơn so với những loại gạch khác, giúp quá trình thi công được diễn ra nhanh chóng.
- Cuối cùng, do sử dụng những nguyên liệu vốn có bởi thế giá thành của các loại gạch block luôn rẻ hơn và được nhiều khách hàng ưa chuộng đồng thời ứng dụng rộng rãi.
4.2 Nhược điểm của gạch block là gì?
Bất cứ sản phẩm nào cũng có những nhược điểm nhất định. Đối với gạch block mang một vài nhược điểm như sau:
- Không phù hợp cho các công trình có kiến trúc phức tạp nhiều góc cạnh.
- Khả năng chống thấm chỉ ở mức trung bình nên cần kết hợp với các vật liệu chống thấm khác khi xây dựng.